Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn kynang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kynang. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng dẫn tải các ứng dụng cần thiết cho máy tính - cho người mới sử dụng

CƠ BẢN

1. Trình duyệt website:
 - Chrome
 - Hoặc Firefox
2.Ứng dụng văn phòng: 
 - Unikey
3.Phần mềm ứng dụng đọc pdf: Evince
4.Phần mềm ứng dụng mở nhạc và phim: VLC player 
5.Phần mềm ứng dụng nén và giải nén: 7zip
6.Phần mềm ứng dụng diệt virus: BKAV Home 
7.Phần mềm ứng dụng quản lý tập tin/thư mục: Double commander
8. Phần mềm ứng dụng quay phim màn hình máy tính: OBS Studio

NÂNG CAO

9.Phần mềm ứng vẽ: 
10.Phần mềm ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh: 
 - Pinta
 - GIMP
11.Phần mềm ứng dụng chỉnh sửa âm thanh: Audacity
12.Phần mềm ứng dụng chỉnh sửa clip: 
 - Hoặc VideoPad Video Editor (bản miễn phí)
13.Ngôn ngữ lập trình: 
 - C++
14.Trình soạn thảo mã nguồn:

==============
Các bước Tải Ứng Dụng về Máy Tính - Dành cho người mới
Cách tải và cài đặt ứng dụng trên Máy Tính - Cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tải Ứng Dụng cần thiết cho Máy Tính - Cho người mới bắt đầu
cách tải ứng dụng trên laptop win 11 cách tải ứng dụng trên máy tính win 7 tải máy tính cho laptop cách tải microsoft store cho win 10 cách tải game trên máy tính bluestacks tải ung dụng microsoft store cách tải phần mềm logo

Dạy toán, học toán ở Việt Nam khác gì ở Mỹ, Singapore?

  Xin thưa bài viết được trình bày ở dạng tranh biện, chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của riêng tôi, có thể "gây choáng" một số người và làm một số người khác khó chịu.

Tôi là một người học chuyên Toán từ bé, tham gia rất nhiều những kỳ thi học sinh giỏi Toán, tốt nghiệp đại học sư phạm Toán loại giỏi, thạc sĩ Toán, làm nghiên cứu sinh ở Pháp, nhiều năm giảng dạy Toán, sau đó từ bỏ nghề thầy giáo, lao vào môi trường doanh nghiệp để trải nghiệm, 5 năm làm cho các công ty nước ngoài (Úc, Singapore), hơn 1 năm nghiên cứu về giáo dục Mỹ, Singapore, vừa làm cho một tập đoàn Singapore vừa đang trực tiếp dạy Toán tiếng Anh buổi tối cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, mỗi ngày 2 ca, tuần 10 ca liên tục.

Tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều và hôm nay quyết định viết bài này nói về việc dạy và học Toán ở Việt Nam, đối chiếu với dạy và học Toán ở Mỹ và Singapore, hai cường quốc về Giáo dục và Kinh tế của thế giới.

Bài viết được trình bày ở dạng tranh biện, chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tôi, có thể "gây choáng" một số người và làm một số người khác khó chịu! Tôi sẵn sàng đón nhận tất cả những thái độ và những tranh luận khác nhau đối với bài viết này.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 9/12/2018, nhân ngày hội Toán học ở Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sài Gòn tổ chức một buổi tọa đàm với chủ đề Học toán để làm gì?, trong đó có sự chia sẻ của những vị thầy hàng đầu, đáng kính của tôi về Toán học của Việt Nam.

Cứ như những chia sẻ của các thầy, thì bản thân các thầy sau hơn nửa đời người làm Toán vẫn loay hoay với câu chuyện Toán học rất tuyệt vời, rất quan trọng, các thầy rất mê Toán, nhưng phải làm sao để khuyến khích tất cả những người khác cũng mê Toán như các thầy?

Các thầy giáo chia sẻ tại buổi tọa đàm "Học Toán để làm gì?"
Đây là câu hỏi chung cho tất cả những người yêu Toán và đang làm công tác giảng dạy Toán. Đa số những người này (trong đó có tôi) và kể cả các thầy ở trên đều đang đá quả bóng (hay là đổ lỗi) cho người học (học sinh, sinh viên) rằng người học do thiếu nhận thức về Toán học, về tầm quan trọng của Toán học nên thiếu đam mê học Toán, nên không có Toán làm công cụ hỗ trợ cho mọi hoạt động của cuộc sống.

Trong khi đó, những người làm Toán, dạy Toán đã bao giờ tự hỏi rằng "cái thứ mà chúng ta đang gọi là Toán học" đó có gì hấp dẫn không, có lợi gì cho cuộc sống thực tế không, có giúp cho người học tạo giá trị cho cộng đồng và có tiền trả về không? hay chỉ đơn giản là thứ để chúng ta tự sướng với nhau? Bản thân nội dung thứ Toán học mà chúng ta đang nghiên cứu và giảng dạy có vấn đề gì không? Hay chúng ta tự cho rằng Toán học hiện nay như bông hoa tuyệt đẹp rồi, trách nhiệm của người học là phải khám khá ra vẻ đẹp của bông hoa đó để mà ngửi, mà ngắm?

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ trình bày quy trình hình thành nội dung Toán học và các bài toán, thứ quan trọng nhất tạo ra sự hấp dẫn hay chán ghét trong lòng người học đối với Toán.

DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở MỸ VÀ SINGAPORE

Ở Mỹ và Singapore, trong mấy chục năm gần đây, việc hình thành nội dung Toán, các bài Toán và cách dạy và học Toán đi theo quy trình 4 bước:

Bước 1: Quan sát các tình huống thực tế và phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.

Bước 2: Tìm kiếm một mô hình Toán học thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó.

Bước 3: Giải quyết mô hình Toán học trên và tìm ra đáp án.

Bước 4: Áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề.

Mọi nội dung toán học, mọi bài toán từ lớp 1 đến lớp 12 và cả đại học đều được phát triển theo quy trình 4 bước như trên.

Do vậy, mọi bài Toán được phát biểu dưới dạng 1 tình huống thực tế (họ gọi là word problem) và trông nó chẳng có gì là Toán học cả.

Đứa trẻ học những bài toán kiểu này tất nhiên vẫn phải rèn luyện kỹ năng giải Toán, nhưng có 2 kỹ năng quan trọng hơn là 1- khả năng tìm ra mô hình Toán học phù hợp áp dụng vào tình huống thực tế có vấn đề và 2- khả năng áp dụng kết quả có được vào giải quyết vấn đề mang tính thực tế.

Những bài Toán kiểu này rất hấp dẫn và kích thích người học, nó như thỏi nam châm hút lấy người học.

Như vậy, trẻ em Mỹ/Singapore học Toán thực chất là rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, trong tài liệu giáo dục của họ thường viết là: to solve real-world problems.

Trong bản Chiến lược về giáo dục STEM (Science - Technology - Engineering - Mathematics Education) của Mỹ vừa được Tổng thống phê duyệt tháng 12/2018, một trong 4 lộ trình (pathway) được vạch ra là "Tạo cảm hứng và khuyến khích người học bằng cách tập trung vào những vấn đề, những thách thức của thế giới thực phức tạp đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo".

Bản chiến lược này cũng đặt ra vấn đề biến Toán học trở thành Thỏi nam châm bằng cách biến Toán học trở thành công cụ mô hình hóa cho thế giới thực, dạy và học Toán bằng trải nghiệm, bằng các tình huống thực tế đầy ý nghĩa, mang tính ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

Quay lại quy trình 4 bước hình thành một bài toán ở trên, Việt Nam chúng ta đang làm thế nào?

Chúng ta cắt đầu, cắt đuôi, chỉ giữ lại 2 bước giữa: 2 và 3. Bịa đặt ra bài toán và yêu cầu học sinh giải bài toán đó cho ra kết quả. Chấm hết.

Các nhà toán học, các thầy cô dạy Toán ra sức ngồi trong 4 bức tường, phòng lạnh, căn cứ các bài toán có sẵn trong các loại sách, rồi tìm cách thêm bớt giả thiết, kết luận, bịa đặt ra vô số các bài toán khác nhau với độ khó tăng dần để thách thức, đánh đố học sinh của mình thông qua một loạt các kỳ thi như: hỏi miệng, kiểm tra 15p, 1 tiết, học kỳ, cuối năm, học sinh giỏi, thi THPT quốc gia, v.v.

Chúng ta gọi những thứ bịa đặt đó là Toán học, cho rằng nó đẹp như một bông hoa và đòi hỏi người học phải yêu nó, mê nó, học nó và tìm cách giải nó. Người học không mê nó thì chúng ta đổ lỗi cho người học là không có ý thức học tập, lười biếng.

Trong khi, những bài toán được bịa ra đó không hề được sử dụng để mô hình hóa cho bất kỳ tình huống có vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống đầy những sôi động. Những bài toán khô khan, trống rỗng, lý thuyết suông như vậy làm sao hấp dẫn người học được?

Chúng ta biến những đứa trẻ trở thành thợ giải Toán lý thuyết thuần túy. Chúng giải toán giỏi, nhưng chúng chẳng biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì và chẳng tạo ra được bao nhiêu giá trị cho cộng đồng.

Nhiều thầy giáo, bạn học của tôi trước đây và hiện nay, các nhà Toán học, tiến sĩ Toán, các thầy dạy Toán bằng kiến thức kỹ năng của mình chẳng tạo ra được bao nhiêu giá trị cho cộng đồng nên nhận về không được bao nhiêu tiền bạc dẫn đến già đi mà chẳng có bao nhiêu tài sản, tiền bạc hoặc phải làm thêm vô số các nghề ngoài chuyên môn để kiếm sống, làm giàu.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy, chúng ta không chỉ làm hại đến các thế hệ học trò mà làm hại chính con em của mình, những đứa trẻ do chính mình đẻ ra và nuôi dạy trong ngôi nhà của mình.

Những đứa trẻ bị nhồi nhét thứ Toán học bịa đặt thuần lý thuyết đó (trong đó có bản thân tôi) bị ám ảnh bởi tư duy đúng tuyệt đối, cái gì cũng đòi hỏi logic chặt chẽ nên thiếu sự đón nhận những ý kiến đa chiều, thiếu sự chấp nhận những người sống bằng cảm xúc, ít lý trí và ít logic.

Những đứa trẻ này thích lý lẽ, thích tranh luận, thích thắng thua mà quên rằng tình thương dành cho đồng loại, động vật, cây cỏ còn vượt lên trên tất cả những lý lẽ, tranh luận, thắng thua đó.

Tạo giá trị cho cộng đồng mới là mục đích sống cao cả của con người chứ không phải hơn thua ở những lần cãi vã.

Sau khi đọc xong bài này, đã có một số người hỏi tôi: Về mặt thực tiễn tôi đang làm gì với Toán học tại Việt nam. Tôi xin trả lời rằng: Tôi đang dạy hàng trăm học trò, các bạn đến với tôi mà chỉ mang bút chì + tẩy, không có vở ghi, không có ghi bài, không có bài tập về nhà và các bạn đến học chỉ vì thích và đam mê. Thứ Toán học và Cách thức các bạn ấy làm Toán đã thực sự là Thỏi nam châm hút các bạn ấy đến với Toán.

KẾT LUẬN

Vừa rồi, Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi cũng đã đọc kỹ thì thấy riêng ở môn Toán vẫn chưa có gì đột phá, vẫn là tư duy cũ, vẫn là cái thứ Toán học thuần lý thuyết được "bịa" ra trong phòng lạnh.

Chúng ta vẫn có thể có giải ở các kỳ thi Olympic Toán học quốc tế, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục bị Mỹ/Singapore bỏ xa trên con đường vận dụng toán học để Tạo giá trị, con đường Thay đổi thế giới để trở nên thịnh vượng, giàu có hơn.

Và những gia đình có điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục gửi con ra nước ngoài để "tỵ nạn" giáo dục.

Tôi có thể khẳng định rằng đa số những tiến bộ hiện nay của đất nước đều có sự đóng góp đáng kể của những người đã từng đi du học ở nước ngoài, những người "tỵ nạn" giáo dục.

Còn nền giáo dục hiện nay của chúng ta muốn có những đóng góp thiết thực, xứng đáng thì cần phải đổi mới tư duy, cải thiện thực thi nhiều lắm; ngay như môn Toán học trong nhà trường phổ thông tưởng đâu chất lượng đã rất gần với mặt bằng quốc tế, song thực ra vẫn còn đang cách xa vời vợi.

Theo viettimes.vn

Bố mẹ càng la mắɴg, con càng bất trị: 8 câu hỏi giúp trẻ nhận ra lỗi sai và phát triển tư duy

 Thay vì la mắɴg con, cha mẹ hãy cho con có cơ hội được giải thích, tự nhậɴ ra lỗi sai của mình, tránh phạt con khi con nghĩ mình không sai.

Trong quá trình khôn lớn, trẻ sẽ luôn mắc phải những lỗi sai, cha mẹ dù rất nóng giậɴ cũng đừng la mắɴg, phạt con, vì đáɴʜ mắɴg chưa bao giờ là cáсн dạy con hay. Đây là câu chuyện của bé Ti và Bi chơi cùng ɴʜau, đang chơi thì Bi làm hư đồ chơi của Ti khiến Ti khóc. Mẹ của Bi lập ᴛức mắɴg con “sao con bất cẩn như vậy, mau xin lỗi Ti ngay”. Thế là Bi xin lỗi và cả hai làm hòa. Trong мắᴛ người lớn sự việc thế là giải quyết xong nhưng liệu Bi có cảm thấy gì hay không, Bi có nghĩ mình sai không?

Để tránh trường hợp cha mẹ quá vội vàng mắɴg con, đôi khi khiến con cảm thấy mình bị oan, ứс сʜế và không hiểu mình sai chỗ nào, cha mẹ hãy thử hỏi con 8 câu hỏi giúp con tự nhậɴ ra lỗi sai sẽ tốt hơn cho con.

1. “Chuyện gì đã xảy ra?” – Cho trẻ cơ hội nói

Trước khi mọi chuyện rõ rànɡ, cha mẹ khoan hãy trách mắɴɡ con, buộc tội cho con. Bình tĩnh lắnɡ nghe những gì trẻ nói để hiểu toàn bộ câu chuyện từ góc độ của trẻ sẽ giúp cho mẹ có được những quyết định đúng đắn.

Hãy để đứa trẻ có cơ hội nói, ngay cả khi con thực sự sai, nhưnɡ con tự nói thì con sẽ dễ tự nhậɴ lỗi hơn vì ít ra con đã được giải thích.

Khi con mắc lỗi, mẹ nhớ hỏi rõ đầυ đuôi trước khi la mắɴg. Ảɴʜ: internet

2. “Con thấy thế nào?” – Giúp con bộc lộ cảm xύc

Sau khi hiểu chuyện gì đã xảy ra cha mẹ cũnɡ khoan nói đến chuyện phạt con, hãy вắᴛ đầυ nghe đến cảm nhậɴ của con. Vì ngay lúc ɴàу cha mẹ có giảng dạy đến đâu đi nữa, con cũng sẽ không tiếp thu được. Trẻ đanɡ tronɡ cơn ᴛức giậɴ, bị kícн ᴛнícн nên mọi lời nói đều chỉ khiến trẻ càng phản ứng mạnh hơn.

Vì vậy, nếu chúng ta muốn con cái có thể lắng nghe ý kiến của mình, chúng ta cần phải đồng cảm với cảm xύc của con trước và giúp con bình tĩnh.

3. “Con muốn làm gì?” – Biết suy nghĩ bên trong con

Lúc ɴàу, những cảm xύc ᴛiêu cực của trẻ vẫn còn nên dù trẻ có nói những lời gây sốc nào đi chăng nữa, cha mẹ cũng hãy cố gắng bình tĩnh tiếp thu và hỏi câu tiếp theo.

Thay vì buộc tội hãy để con nói ra suy nghĩ của mình. Ảɴʜ: internet

4. “Vậy con nghĩ nên giải quyết thế nào?” – Cho trẻ nói theo cáсн của mình

Ở giai đoạn ɴàу, cha mẹ phải tôn trọng “lời nói của con nhỏ”, thể hiện rằng mình đang lắng nghe và cùng con tìm cáсн giải quyết. Cha mẹ nên hướng dẫn để con có được định hướng đúng cho hành động tiếp theo của mình.

5. “Nếu con làm như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?” – Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về kết quả

Hãy để trẻ suy nghĩ về hậu quả để hiểu rằng con phải chịu trách nhiệm cho việc làm của mình. Nếu lúc ɴàу, trẻ không thể suy nghĩ sáng suốt, cha mẹ hãy giúp trẻ chỉ ra những hậu quả có thể xảy ra nếu con làm thế.

6. “Con quyết định làm gì?” – Để trẻ tự suy nghĩ về hành động tiếp theo

Sau khi phân tích tất cả các tình huống và hậu ԛuả, trẻ sẽ câɴ nhắc ưu và khᴜyếᴛ điểm và chọn giải pʜáp có lợi nhất. Dù quyết định chưa làm hài ʟòɴg cha mẹ thì hãy tôn trọng con, giúp con có niềm tin với cha mẹ.

Hãy để con tự giải quyết hậu quả của mình. Ảɴʜ: internet

7. “Con muốn mẹ làm gì?” – Làm chỗ dựa cho con

Trở thành một điểm tựa đầy tin tưởng của trẻ sẽ giúp cha mẹ gần gũi con hơn và có thể dạy dỗ con tốt hơn. Thay vì вắᴛ con chịu phạt, cha mẹ hãy để con giải quyết hậu quả cùng mình.

8. “Lần sau con có làm vậy nữa không?” – Cho trẻ học cáсн phản xạ

Sau khi mọi việc kết thúc, hãy cho trẻ cơ hội tự kiểm tra bản ᴛнâɴ. Cho con được tự suy nghĩ về lỗi sai của mình và tự chọn cáсн không phạm lỗi nữa. Lúc ɴàу thường cha mẹ sẽ hỏi con “có hứa không phạm lỗi nữa không?” và con sẽ trả lời là “khônɡ”, đến lúc ɴàу vấn đề mới cơ bản được giải quyết.

Dạy con rất cần sự kiên ɴhẫɴ của cha mẹ. Khi con mắc lỗi, hãy giúp con nhậɴ ra lỗi sai ở đâu, để trẻ tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm sai, thay vì trách mắɴg hãy dạy con cáсн sửa sai và tự giác khônɡ lặp lại ở nhữnɡ lần sau.

(sưu tầm)

Trò chơi toán học


 

Một vách phòng làm việc của tôi ở Thung lũng ​Silicon được dùng làm bảng. Trên đó lúc nào cũng chi chít các ký hiệu toán học.

Các bài toán viết ở đây không phức tạp, sinh viên năm nhất có thể hiểu được, nhưng đôi khi lời giải lại ảnh hưởng đến sự an toàn của hàng trăm triệu người dùng Internet.

Trong căn phòng này, không ai hỏi học toán để làm gì, vì ai cũng hiểu không học toán thì không làm được gì cả.

Tôi thích học toán từ nhỏ, nhưng không giỏi toán. Tôi học chuyên toán cấp hai, đến lớp 9 thi rớt chuyên toán cấp ba. Năm lớp 10 tôi vẫn gắng tự học và siêng năng giải bài gửi tạp chí "Toán học và tuổi trẻ". Ai có lời giải hay và đẹp sẽ được nêu tên. Tôi còn nhớ bạn Trần Vĩnh Hưng, số nào cũng có tên. Gần đây tôi mới biết Hưng đã là giáo sư toán ở Mỹ. Tôi được nêu tên một lần, không phải trên tạp chí, mà một thầy dạy toán nêu tên trước trường như tấm gương chịu khó gửi bài cho tạp chí.

Giữa năm lớp 11 tôi có máy vi tính và bắt đầu dành hết thời gian lên Internet. Tôi học ở trường càng lúc càng dốt, vì không muốn đi học thêm. Đến nỗi có lúc tôi được đưa vào "đội tuyển" nguy cơ trượt tốt nghiệp. Cho đến nửa cuối năm 12, tôi mới đi học thêm "nghiêm túc" vì sợ rớt đại học. Tôi chẳng còn mặn mà gì với toán, ráng học cũng chỉ để đi thi.

Vô đại học, chương trình đại cương hai năm đầu dạy rất nhiều toán, nhưng tôi học không vào. Sáu rưỡi sáng lên lớp, nhét cơm sườn còn chưa biết có vô không chứ làm sao nuốt nổi mấy cái ma trận với vành, trường, nhóm. Tôi không hiểu học mấy cái thứ đó để làm gì và cũng không ai buồn giải thích cho tôi. Tôi trốn học, ở nhà học "hack mạng" và đi làm kiếm tiền.

Những gì tôi vừa kể chẳng có gì đặc biệt, nhiều người hẳn đã trải qua chuyện tương tự. Vậy mà sau 20 năm, bây giờ tôi vẫn đang học toán với niềm vui không thể nào tả được.

Những gì đã diễn ra tiếp theo đối với tôi thật nhiệm màu.

Tôi làm bảo mật ở một ngân hàng tại TP HCM. Những năm đầu, nhiều thứ để làm và họ trả lương hậu hĩnh. Tôi quản lý một nhóm nhỏ, dần dần mọi người làm hết việc, tôi chẳng còn gì để làm nên tính nghỉ ra làm riêng. Tôi nói với sếp, nhưng sếp bảo "thôi em cứ ở lại, chân trong chân ngoài, không cần nghỉ hẳn".

Tôi mở công ty rồi đóng cửa mà không bán được bất kỳ sản phẩm nào. Tôi nhận ra mình thiếu kiến thức kinh doanh nên mua một đống sách về đọc, rồi loay hoay thử nghiệm đủ thứ, nhưng cũng không cái nào thành công. Câu hỏi nên làm gì vẫn không trả lời được.

Tôi đọc trên blog của giáo sư Ngô Quang Hưng về cái vòng luẩn quẩn của sự nghiệp. Đại loại, việc gì thích mình sẽ làm nhiều, làm nhiều mình sẽ giỏi, giỏi thì mình càng thích, thích lại làm nhiều, cứ thế lặp lại. Tìm và nhảy vào được cái vòng này là mấu chốt của thành công.

Cái vòng của tôi là gì? Suy đi tính lại, tôi thấy tôi giỏi nhất và thích nhất là bảo mật. Tôi cất công tìm kiếm bao lâu nhưng không nhận ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất của mình chính là việc đang làm. Thế là tôi quay lại làm bảo mật, "để coi mình đi được xa cỡ nào".

Đó là quãng thời gian thật tuyệt vời. Giống như người miệt mài đi trong đường hầm, tưởng sẽ lần hồi mãi, nhưng rồi lại thấy ánh sáng le lói phía xa. Tôi dành tất cả sức lực của tuổi trẻ để chạy về phía ánh sáng. Càng chạy, mọi thứ càng sáng tỏ, càng sáng tỏ càng chạy nhanh hơn. Trong vòng ba năm, từ chỗ đi sau rất xa, tôi bắt kịp và đi cùng thế giới.

Tôi nghiệm ra rằng việc học giống như leo một chiếc thang mà mỗi nấc thang có chiều dài vô tận. Người đứng ở một nấc không thể nào biết được cần phải đi ngang bao lâu mới đến được nấc tiếp theo. Nhiều người sẽ bỏ cuộc giữa chừng, chỉ số ít may mắn và kiên trì mới bước tới được nấc thang kế tiếp, leo lên, rồi lại tiếp tục đi ngang. Kiên trì là do mình, may mắn là do trời.

May mắn lớn nhất của tôi có lẽ là tôi không sợ toán. Trong một thế giới có quá nhiều người sợ toán, thích học toán tạo ra lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ, khiến tôi có bản sắc riêng, khác biệt so với nhiều người.

Chính vì không ngán toán, tôi mới có cơ duyên đến với mật mã, công cụ chính của ngành bảo mật. Tôi phát hiện ra rằng thế giới có rất ít kỹ sư bảo mật biết mật mã, khoảng 20 kỹ sư bảo mật mới có một người biết mật mã. Đơn giản, muốn học mật mã trước tiên phải học toán, mà nhắc đến toán nhiều người đã hoa mắt, chóng mặt.

Tôi thì ngược lại. Khi nhận ra thứ toán mà tôi từng say mê được dùng để bảo vệ Internet, tôi lao vào học quên ăn quên ngủ.

Tôi không có tài năng gì đặc biệt, phải vất vả lắm mới học được những thứ mà đối với nhiều người chỉ là toán căn bản. Giáo sư Lovász, thầy của giáo sư Vũ Hà Văn, là chữ L thứ ba trong thuật toán LLL lừng danh trong ngành mật mã. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu được thuật toán kỳ diệu này.

Có những cuốn sách tôi đã đọc 10 năm nay nhưng vẫn chưa hiểu hết. Chỉ có điều, tôi chưa bao giờ muốn ngừng lại. Tôi như người đi chinh phục những vùng đất mới, càng khó bao nhiêu càng thấy sung sướng bấy nhiêu.

Điều thú vị là kiến thức toán của tôi chẳng đâu vào đâu và thứ mật mã mà tôi đã học cũng chẳng cần những kiến thức toán học cao siêu. Chỉ cần sử dụng một ít toán mà học sinh chuyên toán cấp hai có thể hiểu được đã có thể bảo vệ cả Internet. Chỉ cần biết một chút xíu của thứ toán mà mật mã sử dụng, tôi đã có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều người và đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Nhưng đó là vì công việc của anh cần dùng toán, còn công việc và cuộc sống hàng ngày của tôi đâu cần đến toán?

Cảm ơn bạn đã hỏi. Tôi cũng từng hỏi như vậy.

Có người nói học toán giống như tập thể dục. Bạn có thể vẫn sống mà không cần tập thể dục, nhưng tập thể dục sẽ giúp bạn khỏe mạnh, do đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Một khoa học gia người Mỹ từng nói, học toán giống như nâng cấp cho bộ não, không bổ ngang thì bổ dọc.

Sự thật là thế giới tự nhiên được thống trị bởi toán học và học toán là cách tốt để hiểu thêm về thế giới mà ta đang sống. Nhà bác học lừng danh Richard Feynman nói rằng "ngôn ngữ của Chúa là giải tích".

Tôi học toán vì toán học quá đẹp. Học toán đem lại cho tôi quá nhiều niềm vui, khiến câu hỏi "học để làm gì" lãng xẹt. Toán học bắt nguồn từ những vấn đề rất cụ thể trong cuộc sống. Người Hy Lạp làm toán vì họ muốn đo lường các vật thể. Nhưng rồi, rất nhanh, toán học trở thành trò chơi, câu hỏi không còn là "để làm gì" mà là "trò này chơi hay không". Bao nhiêu bộ óc kiệt xuất nhất của nhân loại đã chơi trò chơi toán học, học toán là cách để người bình thường như chúng ta tham gia cùng với họ. Còn gì thú vị hơn việc có thể gặp gỡ với những Fermat, Euler hay Abel?

Nghệ thuật hay các môn thể thao mà chúng ta thích, xét cho cùng, cũng chỉ là trò chơi để con người tạm lánh khỏi tẻ nhạt của cuộc sống. Toán học, nhìn theo góc độ này, là đỉnh cao của nghệ thuật giải trí, bởi nó diễn ra hoàn toàn trong trí tưởng tượng của con người, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay các giác quan.

Betrand Russel, toán học gia lỗi lạc người Anh đầu thế kỷ 20, viết rằng: "Toán học không chỉ có sự thật mà còn có vẻ đẹp tối thượng. Một vẻ đẹp lạnh lùng và khắc khổ, giống như điêu khắc, không phụ thuộc vào bản chất yếu đuối của chúng ta, không dựa vào những cái bẫy tuyệt trần của hội họa hay âm nhạc, nhưng thuần khiết tuyệt vời và nghiêm khắc một cách hoàn hảo, chỉ có nghệ thuật vĩ đại nhất mới có thể thể hiện". Dịch bởi Google Translate - một công nghệ không thể tồn tại nếu thiếu toán.

Tôi viết bài này không nhằm mục đích gì khác ngoài việc chia sẻ cái sung sướng của người cảm thụ được vẻ đẹp của toán học. Đương nhiên đẹp hay xấu còn phụ thuộc rất nhiều vào góc nhìn. Có thể bạn chẳng thấy những gì tôi viết ở đây là thú vị, không sao cả. Tôi chỉ muốn nói rằng học toán đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi và hy vọng bạn sẽ cho toán một cơ hội thay đổi cuộc đời bạn hoặc con em bạn.

Tôi hiểu rằng đa số chúng ta không có trải nghiệm tốt khi học toán ở trường phổ thông hay đại học. Tôi cam đoan với bạn đây là vấn đề chung, không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới. Toán học được dạy một cách khô cứng, và, do đó, được học một cách máy móc.

Cũng không sao, trường học không phải nơi duy nhất chúng ta có thể học. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học, nếu tôi có thể học toán thì ai cũng có thể học được. Điều duy nhất chúng ta cần là một tư duy cởi mở, dám thử cái mới, còn lại để toán lo.

Dương Ngọc Thái

Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ

“Em cố gắng xem phim và tất cả các chương trình giải trí yêu thích bằng ngôn ngữ mình đang học, ban đầu với phụ đề tiếng Việt hoặc Pháp, sau đó bỏ dần phần phụ đề (có thể bằng cách che đi phần đó để tránh sự phân tâm)”, Nhất Minh chia sẻ về bí quyết thông thạo nhiều ngoại ngữ.
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

“Làm những việc bình thường với lòng say mê phi thường”, đó là phương châm của Ngô Hải Nhất Minh - nam sinh nói tốt 8 thứ tiếng (7 ngoại ngữ), có năng khiếu về cờ vua, võ thuật, diễn xuất, viết kịch.

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Ngô Nhất Minh sinh năm 2003, hiện là học sinh trường THPT nội trú Iolani (Mỹ).
Trong suốt 11 năm học tại trường quốc tế Pháp - Alexandre Yarsin (Hà Nội) từ bậc mẫu giáo đến hết lớp 9, Nhất Minh luôn đứng top 1 của lớp, của trường và đã giành rất nhiều giải thưởng (3 cup vàng, nhiều huy chương vàng, bạc, đồng và các kỷ niệm chương...) tại nhiều kỳ thi trong hệ thống các trường quốc tế và các CLB về nhiều lĩnh vực như: Toán học, ngoại ngữ, cờ vua, võ thuật, thể thao,…
Nhất Minh hiện là học sinh trường THPT nội trú Iolani (Hawaii, Mỹ).
Nói về cảm hứng giúp bản thân vừa học tốt ở trường quốc tế vừa trau dồi các kỹ năng qua nhiều hoạt động ngoại khoá khác nhau, Minh chia sẻ: “Chương trình học chính khoá đan xen ngoại khoá rất khoa học, phương pháp giảng dạy và sự quan tâm học sinh của các giáo viên, sự tương tác tích cực, thường xuyên giữa em và bạn bè tại trường, đặc biệt là tình yêu  thương, sự chia sẻ, kích thích năng lực, sở trường của em từ phía gia đình, nhất là mẹ đã luôn khiến em tự tin và hứng khởi trong học tập và các hoạt động ngoại khoá... Những yếu tố đó giữ cho em luôn bận rộn nhưng không áp lực”.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 2
Một góc nhỏ sưu tập giải thưởng, các cúp, huy chương mà Minh giành được.
Hành trình học ngoại ngữ của cậu học trò tài năng bắt đầu từ khá sớm và đa phần do em tự học. Nhất Minh học tiếng Pháp từ năm em 4 tuổi. Năm 10 tuổi em thấy hứng thú và bắt đầu tự học các ngôn ngữ khác.
Năm 12 tuổi em đã có thể giao tiếp tốt một số ngoại ngữ (trong đó 4 ngoại ngữ trôi chảy như tiếng mẹ đẻ gồm tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh). Hiện nay, em đang tiếp tục học nâng cao thêm 3 ngôn ngữ nữa là tiếng Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Hawaii.
“Em cố gắng xem phim và tất cả các chương trình giải trí yêu thích bằng ngôn ngữ mình đang học, ban đầu với phụ đề tiếng Việt hoặc Pháp, sau đó bỏ dần phần phụ đề (có thể bằng cách che đi phần đó để tránh sự phân tâm)”, Nhất Minh chia sẻ về bí quyết thông thạo nhiều ngoại ngữ.
Trong những ngôn ngữ đã học, Minh thích nhất tiếng Anh và Pháp, vì tiếng Anh khá dễ học và có rất nhiều người sử dụng hàng ngày nên tốt cho thực hành, còn Tiếng Pháp là ngôn ngữ em đã sử dụng hơn 10 năm tại trường quốc tế Pháp nên nó luôn mang lại cho em nhiều cảm xúc mỗi khi dùng. 
Với nam sinh, tiếng Latinh khó học nhất bởi sự phức tạp của cấu trúc câu và từ vựng, hơn nữa, nó còn được gọi là “ngôn ngữ chết” bởi từ nhiều năm qua con người đã không còn dùng nó trong giao tiếp mà chỉ dùng trong các thuật ngữ y học và kỹ thuật, vì vậy em có rất ít cơ hội để thực hành.
Thông thường, Nhất Minh chỉ mất khoảng 8 đến 10 tháng để thông thạo mỗi ngôn ngữ. Em từng được các giáo viên và bạn bè mệnh danh là “thần đồng ngôn ngữ”.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 3
Nhất Minh giao tiếp tốt 8 thứ tiếng (7 ngoại ngữ), có năng khiếu về cờ vua, võ thuật, thể thao, diễn xuất, viết kịch.
Học bổng 5,6 tỷ đồng đến Hawaii du học
Chính tình yêu ngoại ngữ đã thôi thúc trong Nhất Minh khát vọng vươn đến những chân trời mới. Là học sinh chuyên tiếng Pháp từ bé nhưng khi dự định du học bậc THPT em lại chuyển hướng sang nước Mỹ.
“Từ nhỏ em đã rất thích lĩnh vực điện ảnh, khi lớn lên (năm 13 tuổi) em được đi tham quan phim trường Hollywood Universal Studio và từ đó em hiểu rằng Mỹ chính là nơi em có thể theo đuổi và phát triển niềm đam mê của mình bởi nơi đây có ngành công nghiệp điện ảnh hàng đầu thế giới.
Vì thế, ngay khi trở về nhà em bắt đầu nỗ lực tự học tiếng Anh và thi tốt các chứng chỉ TOEFL, SSAT để thuyết phục bố và mẹ đồng ý cho em được sang Mỹ học”, Minh kể lại.
Nộp đơn ứng tuyển 5 trường Phổ thông trung học Mỹ, chàng trai Việt xuất sắc trúng tuyển cả 5 trường, gồm: Choate Rosemary Hall, Học viện Blair (Blair Academy), Iolani, Brooks, Cate. Trong đó có 3 trường cấp cho em mức học bổng khoảng 25.000 USD/năm. Đây là mức học bổng cao cho du học sinh quốc tế vì quỹ học bổng và hỗ trợ tài chính của các trường cấp 3 tại Mỹ thường chỉ ưu tiên dành cho học sinh bản địa.
Một trường trong số đó đã quyết định trao cho 10X Việt gói học bổng toàn phần trị giá 60.000 USD/năm và sẽ được duy trì trong cả 4 năm trung học nếu điểm GPA đạt trên 3,5 (tương đương 240.000 USD = 5,6 tỷ đồng cho 4 năm).
Nhất Minh đã quyết định chọn trường Iolani tại bang Hawaii để theo học. Trường nằm trong top 30 trường THPT tư thục nội trú tốt nhất nước Mỹ bởi chất lượng giáo dục và môi trường học thuật chuyên nghiệp, tỷ lệ các học sinh đỗ vào những trường đại học danh tiếng rất cao.
Hawaii còn được mệnh danh là "thiên đường du lịch biển" với môi trường trong lành, khí hậu ôn hoà quanh năm ấm áp, thức ăn siêu sạch và ngon, nhất là hải sản. Đây cũng chính là ngôi trường đã trao cho em gói học bổng toàn phần 60.000 USD/năm.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 4
Minh giành học bổng toàn phần 5,6 tỷ đồng cho 4 năm học phổ thông tại Mỹ nên được gia đình thưởng cho 1 chuyến du lịch Úc.
Để đạt được thành quả đó, Minh đã vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình làm hồ sơ bằng sự quyết tâm cao độ. Em đạt 115/120 điểm TOEFL iBT; SSAT 2334/2400 (chỉ sau 10 buổi tự ôn luyện trên Youtube).
Ở thử thách bài luận, mỗi trường phổ thông Mỹ có từ 8-10 câu hỏi và các đề tiểu luận khác nhau dành cho học sinh.
Nhất Minh cho hay, bài luận chính nói về niềm đam mê điện ảnh kèm theo 3 chương kịch bản em viết cho phần tiếp theo 1 bộ phim giả tưởng nổi tiếng của Mỹ đã giúp em chinh phục được ban tuyển sinh của trường Iolani. “Vì có tới 2 thành viên trong hội đồng tuyển sinh là fan hâm mộ của bộ phim này. Em thấy mình đã thực sự may mắn”, Minh nói.
Học tập say mê và trái tim nhân hậu
Theo cậu học trò, một bộ hồ sơ du học bậc trung học phổ thông Mỹ ngoài thành tích học tập, các hoạt động ngoại khoá, các bài phỏng vấn trực tuyến... thì các bài tiểu luận là rất quan trọng, nó thể hiện rõ nét bản thân mỗi học sinh và cho hội đồng tuyển sinh biết bạn là ai? Bạn có gì đặc biệt? Tại sao họ nên chọn bạn?... Vì vậy, mỗi người hãy luôn là chính mình.
Một mình sang Mỹ du học khá sớm, Minh sống và học tập ở trường trung học nội trú. Em là học sinh duy nhất ở trường phải bắt đầu từ vạch xuất phát (vì là học sinh chuyên tiếng Pháp từ bé) trong khi tất cả các học sinh còn lại đã có nhiều năm được trang bị tiếng Anh, hoặc đó là tiếng mẹ đẻ của các học sinh bản địa.
Khối lượng bài tập khổng lồ hàng ngày cộng thêm mục tiêu phải đạt điểm số gần như tối đa trong tất cả các môn để giữ được học bổng… đã khiến Minh gặp không ít khăn và áp lực tinh thần rất lớn trong suốt một năm đầu du học.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 5
Cậu học trò tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá để phát triển bản thân toàn diện.
Để vượt qua, Minh đã phải nỗ lực không ngừng, phân chia thời gian hợp lý, thường xuyên điều chỉnh và rút kinh nghiệm, duy trì thói quen quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, tương tác tích cực với các giáo viên và không ngại đặt ra cho họ những câu hỏi hoặc các tình huống để tìm ra giải pháp tối ưu... những điều đó đã giúp em thích nghi và tiến bộ nhanh.
Chàng trai Việt luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá và các công tác thiện nguyện.
Hiện nay em đang tham gia dự án quyên góp sách cũ cho các em học sinh tại những trường công lập, dự án trồng cây xanh trong các khu vực bệnh viện của bang Hawaii.
Minh rất hứng thú với bộ môn đấu vật (Wrestling) và đang là thành viên CLB đấu vật của trường.
Em liên tục nhận được các thư mời tham gia trại hè từ rất nhiều trường Đại học danh giá tại Mỹ như trường Stanford University, University of Minnesota, Princeton University, Columbia University... 
Minh có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực viết kịch bản và đạo diễn phim, đạo diễn các gameshow truyền hình... em từng góp mặt trong nhiều vở kịch tại trường quốc tế Pháp, hiện đang tham gia tích cực trong các CLB làm phim, diễn xuất, viết kịch... tại Mỹ.
Tháng 11 vừa qua, Nhất Minh vượt qua hơn 200 người thử vai khác (trong số đó có cả con trai của đạo diễn) và đã giành được vai chính trong một vở nhạc kịch nổi tiếng của Mỹ sẽ công diễn tại nhà hát lớn của toàn bang vào cuối tháng 2/2020.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 6
Minh (áo đỏ, đeo râu giả) trong CLB Kịch ở trường Iolani.
Nỗ lực học tập và không ngừng hoàn thiện mình, em mơ ước sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ được vào học tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ trong ngành sản xuất phim để phát huy tối đa khả năng và hoài bão trở thành một đạo diễn, nhà làm phim hoặc nhà biên kịch thành danh trong tương lai.
Với tinh thần chia sẻ cộng đồng, nam sinh Việt quan niệm rằng "cho đi" không nhất thiết phải là vật chất hay tiền bạc, nó có thể chỉ là một lời động viên khích lệ người khác kịp thời, giúp họ có niềm tin, nghị lực, sức mạnh vượt qua khó khăn.
Chị Nguyễn Hải Bình - mẹ của Minh cho biết, con trai thuộc tuýp người trầm tính, khiêm tốn và có trái tim nhân hậu. Em luôn tìm cách giúp đỡ những người nghèo khó, kém may mắn hơn mình, luôn tham gia tích cực mọi hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức.
Nam sinh Việt nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ - 7
Nhất Minh và mẹ em.
Tại trường Mỹ, Nhất Minh luôn nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong nhóm học và đã được đội ngũ giáo viên đánh giá rất cao. Thậm chí Tiến sĩ Jason - người đang giảng dạy môn Vật lý tại trường đã viết trong bản nhận xét rằng: "… Minh làm việc như một nhà khoa học thực sự, em có tâm trí uyên bác của một bác học và tâm hồn của một linh mục, trường chúng tôi đã rất may mắn khi có cậu học trò này...".
Lệ Thu/Dantri.com.vn

Nếu có con trai xin đừng bỏ qua 7 câu chuyện sau, ....


1. Câu chuyện thứ nhất
Khi con trai được hai tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:
“Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?”
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. Câu chuyện thứ hai
Con trai ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc!”
“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!
3. Câu chuyện thứ ba
Con trai 5 tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi:“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trai thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”.
Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu”.
Tôi nhìn đồng hồ.“Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời? Chỉ được 10 giây:
“Úi chà, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Chờ một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”.
“Được thôi, không đi thì không đi nữa”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
4. Câu chuyện thứ tư
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!”. (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s! Muốn ăn không?”.
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là ‘cẩu hùng’ ( gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi hỏi tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”.“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng!”.
“Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây?”.
“Có thể không ăn!”. (Rất kiên định!)
“Quá xuất sắc, anh hùng! Về nhà thôi”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà.Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên lắm, chống lại được cám dỗ.
5. Câu chuyện thứ năm
Con trai 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
“Ấm ức không?”.
“Ấm ức!”. Con trai vừa khóc vừa trả lời.
“Tức giận không?”.“Tức giận!”. Con trai khóc to lên.
“Con dự tính sẽ làm thế nào?”. Hỏi tiếp: “Con cần ba làm gì cho con nào?”.
“Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngay mai sẽ đập cậu ta từ phía sau!”.
“Ừm, ba thấy được! Ba ngày mai sẽ chuẩn bị cục gạch cho con”.
Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”.
“Ba, ba tìm một con dao cho con, con ngày mai sẽ đâm hắn ta từ phía sau!”.
“Được! Cái này càng hả giận hơn, ba bây giờ đi chuẩn bị một chút”. Tôi đi lên lầu.
Nghĩ rằng được ủng hộ, con trai dần dần bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu dọn xuống một đống lớn quần áo và chăn mền?
“Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch, hay là dùng dao đây?”.
“Nhưng mà, ba ơi, ba dọn nhiều quần áo và chăn mền như vậy để làm gì vậy?”. Con trai nghi hoặc.
“Con trai, là như vậy: nếu như con dùng gạch đập hắn ta, như vậy cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở một tháng, chúng ta chỉ mang một số áo ngắn chăn mong là được rồi; nếu như con dùng dao đâm hắn ta, thế thì chúng ta ở trong tù ít nhất 3 năm không trở về được, chúng ta cần phải mang nhiều thêm một số quần áo chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ?”.
“Vì vậy, con trai con đã quyết định chưa? Ba đồng ý ủng hộ con!”.
“Phải như vậy sao?”. Con trai sững sờ.
“Chính là như vậy, pháp luật chính là quy định như vậy mà!”.
“Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha?”.
“Con trai, con không phải là rất căm phẫn sao?”.
“Hây, hây, ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu”.
“Tốt, ba ủng hộ con!”.
Từ đó, con trai đã học được lựa chọn và trả giá.
6. Câu chuyện thứ sáu
Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt, sầu não không vui.
“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng nhẹ với ba mẹ sao”
“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.“??, ??” , con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại cô ấy cũng không thích con”
“Ồ, người khác thích con, thì con thích họ, người khác không thích con, thì con lại ghét họ. Điều này nói rõ rằng con là người chủ động hay là người bị động đây?”.
“Là người bị động ạ!”, con trai trả lời.
“Là người mạnh, hay là người yếu, là đại nhân, hay là tiểu nhân?”, tôi tiếp tục hỏi.
“Là kẻ yếu, là tiểu nhân!”, con trai sợ hãi.
“Vậy còn muốn làm đại nhân hay là tiểu nhân?”.
“Làm đại nhân! Ba ơi, con đã hiểu rồi: vô luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng, chủ động hưởng ứng cô ấy, làm một kẻ mạnh”.
Hôm sau, vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt được kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
Con trai, sau này khi con lớn lên, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ, nhớ đến ba đã dụng tâm vất vả thế nào.
7. Câu chuyện thứ bảy
Con trai 10 tuổi, mê chơi trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.
“Con trai, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.
“Vâng”, con trai gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào?”.
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình?”.
“Vậy tại sao lại còn chơi vậy? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không?”.
“Đúng vậy, ba ơi”, con trai rất bất lực.
“Được rồi! Ba sẽ giúp con!”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó!”.
“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.“
Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy tính!
Từ đó, con trai hiểu được cái gì gọi là nguyên tắc.
Xưa kia Mạnh mẫu chọn hàng xóm để dạy dỗ con, một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con đã tự mình chặt đứt khung cửi.
Nguồn: Sư tầm

Tư duy xuất chúng

Thông hiểu, trải nghiệm và ứng dụng 15 Tư Duy tuyệt vời này sẽ giúp chạm đến Bản Thể Cao Cả Nhất Của Con Người, mở ra khả năng vô hạn của mỗi người và luôn sẵn sàng đón nhận cuộc sống đầy giá trị.


1. BẢN ĐỒ KHÔNG PHẢI LÀ CẢNH THẬT
Bản đồ chỉ là sự phản chiếu cảnh thật. Nhận thức của mỗi con người cũng là một tấm bản đồ riêng của họ phản chiếu thế giới bên ngoài. Mỗi người nhìn sự vật, hiện tượng theo nhận thức riêng của họ không ai giống ai bởi vì tiềm thức của chúng ta như một bộ phim trong đầu chứa đựng tất cả trải nghiệm,
kinh nghiệm trong quá khứ nên tiềm thức của mỗi người là khác nhau, vì vậy khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng mỗi người sẽ có một quan điểm. Do đó mỗi người sẽ có một bản đồ khác nhau. Ví dụ: khi nhận xét về vấn đề sống chung trước hôn nhân thì mỗi người sẽ có quan điểm riêng của mình.
2. CƠ THỂ VÀ TÂM TRÍ LÀ MỘT
Hai thành phần này luôn tác động và bổ trợ qua lại lẫn nhau. Cơ thể khoẻ mạnh là khởi nguồn của tâm trí sáng suốt.Một tâm trí sáng suốt, khoẻ mạnh thì sẽ thúc đẩy cho cơ thể một lối sống lành mạnh. Để có cơ thể khoẻ mạnh chúng ta có thể luyện bằng nhiều cách như luyện bó cơ, tập thể dục nhiều, tập yoga… Luyện tâm trí bằng việc làm nhiều bài tập tưởng tượng, suy nghĩ theo hướng tích cực, nhìn cuộc đời bằng quan điểm tích cực…
3. MỖI HÀNH VI ĐỀU CÓ CHỦ ĐÍCH TÍCH CỰC
Bất kể con người khi làm ta làm điều gì đó (dù là tiêu cực hay tích cực theo quan điểm của ta) đều đem lại lợi ích cho bản thân. Khi chúng ta làm bất cứ việc gì tiềm thức sẽ xác định chủ đích tích cực cho việc làm đó vì vậy chúng ta phải cảm ơn tiềm thức và đồng hành cùng tiềm thức. Ví dụ: khi ta học bài thì tiềm thức sẽ xác định chủ đích tích cực là để ta có thêm kiến thức. Vì vậy khi ta gặp tình huống tiêu cực thì hãy nhìn nhận nó theo hướng tích cực, nghĩa là chuyển hoá ý nghĩa cho nó thành tích cực. Ví dụ: trong khi kiểm tra mà ta không trả lời được tất cả các câu hỏi thì khi đấy tiềm thức cho chúng ta biết là chúng ta chưa chăm chỉ và có cách học đúng do đó cần phải thay đổi phương pháp học và chăm chỉ hơn nữa.
4. TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÂM CHÍ CỦA MÌNH VÀ TÔI CÓ KẾT QUẢ NHƯ Ý
Tất cả mọi sự việc đều xảy ra hai lần: một lần trong đầu và một lần một lần ngoài thực tế. Nếu trong tâm trí, trong đầu chúng ta nghĩ sai thì khi nó diễn ra ngoài thực tế cũng sẽ sai bởi vì thế giới bên trong, cái bên trong tâm trí sẽ quyết định kết quả đạt được. Vì vậy muốn đạt được được kết quả tốt thì cái bên trong, tâm trí phải đúng trước. Ví dụ: khi bạn chuẩn bị thi hết môn mà mục tiêu chỉ là đủ điểm qua môn đó thì kết quả sẽ không cao, với những người có mục tiêu đạt điểm tối đa thì kết quả sẽ khác so với người chỉ đặt mục tiêu là đủ điểm qua.
5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIAO TIẾP LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC
Giao tiếp chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta làm cho người khác hiểu mình nói gì. Sự phản hồi là dấu hiệu nhận biết được hiệu quả của việc giao tiếp. Việc giao tiếp chỉ được xem là thành công nếu phản hồi nhận được đúng như mục đích của người thực hiện giao tiếp đó. Khi chúng ta giao tiếp hay đối xử với người khác như thế nào thì sẽ nhận lại phản hồi như thế. Ví dụ: khi ta giúp đỡ người khác thì chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác và ngược lại.
6. CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI HÀNH VI CỦA HỌ
Con người khi mới sinh ra đều là người tốt. Mọi hành vi mà họ thực hiện đều có chủ đích tích cực của nó. Khi họ thực hiện một hành vi nào đó thì đó không phải là bản chất con người họ. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp thì chúng ta không thể đánh giá con người họ qua hành vi đó mà phải tìm ra nguyên nhân để biết được tại sao họ làm vậy (sử dụng meta model ) và hành vi đó không đại diện cho bản chất con người thực hiện hành vi đó. Nó chỉ đại diện cho trạng thái, cảm xúc hay phản ứng với môi trường tại thời điểm thực hiện hành vi. Con người thật là hình hài đứa trẻ vừa mới sinh ra. Cách nhanh nhất để thay đổi hành vi tiêu cực thành tích cực là tìm ra chủ đích tích cực cho hành vi đó.
7. QUY LUẬT CỦA SỰ ĐA DẠNG
Khi môi trường và hoàn cảnh thay đổi, cùng một hành động giống nhau nhưng sẽ không dẫn đến các kết quả giống nhau. Ví dụ: khi ta đặt mục tiêu làm một việc gì đó thì mục tiêu đó phải kiên định và phải đưa ra nhiều phương án để thực hiện mục tiêu đó để khi phương án này không thực hiện được thì sẽ đổi sang phương án khác. Khi ta làm xong một mục tiêu, tiếp tục đặt mục tiêu khác nhưng mục tiêu phải kiên định, không nên đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc tránh việc hiệu quả đạt được không cao. Từ đó rút ra bài học là phải nhìn ra nhiều hướng khác nhau của cuộc đời, những người có tính linh hoạt cao sẽ là những người thành công.
8. KHÔNG CÓ THẤT BẠI ,CHỈ CÓ PHẢN HỒI
“Thất bại là mẹ của thành công” Chúng ta chỉ thất bại khi chúng ta đầu hàng. Con đường có thành công có thể không chỉ trải đầy hoa hồng. Học từ thành công cũng thiết yếu như học từ thất bại. Do đó trong cuộc sống chỉ có người thành công và người đang học, không có người thất bại. Từ những thất bại tạm thời chúng ta sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không mắc lại những sai lầm đó và tiến đến thành công.
9. CÁC BẠN ĐÃ CÓ TẤT CẢ MỌI NGUỒN LỰC ĐỂ THÀNH CÔNG RỒI ĐÓ
Con người sinh ra đã là những người chiến thắng trong cuộc đua giành sự sống. Mỗi người đều có 10 bóng đèn như nhau có nghĩa là có nguồn lực như nhau, quan trọng là bạn đã bật được bao nhiêu bóng đèn. Tất cả mọi người đều có nguồn lực cần thiết để thành công và đạt được mục tiêu của mình. Để có nguồn lực chúng ta phải updatemap thương xuyên, học nhiều và phải làm việc nhiều với những người hơn mình để biết được phương pháp tư duy giúp họ thành công và áp dụng cho chúng ta. Khi bật được càng nhiều bóng đèn thì thành công càng nhanh chóng. Không có người thiếu nội lực mà chỉ có trạng thái thiếu nội lực
10. HÃY TÔN TRỌNG THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƯỜI KHÁC
Khi nhìn nhận, đánh giá một sự vật, hiện tượng thì mỗi người có một quan điểm khác nhau xuất phát từ những trải nghiệm, kinh nghiệm khác nhau của mỗi người. Do đó chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình và không phán xét ai và không thể bắt người khác phải theo quan điểm của mình.
11. SỰ KHÁNG CỰ CỦA ĐỐI TÁC LÀ DO BẠN CHƯA TẠO ĐỦ THIỆN CẢM
Không có kháng hàng chống đối chỉ có những người giao tiếp không linh hoạt. Sự thiếu thiện cảm của khách hàng chứng tỏ RAPPORT (kĩ thuật đồng hành và tạo thiện cảm) của bạn chưa đủ mạnh để tạo thiện cảm với khách hàng. Vì vậy bạn cần thay đổi phương thức, cách thức RAPPORT để tạo sự thân thiện, làm cho khách hàng thấy thoải mái, được thư giãn thì lúc đấy tiềm thức khách hàng sẽ mở và là thời điểm thích hợp để bạn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.
12. NHẬN THỨC LÀ SỰ PHẢN CHIẾU THẾ GIỚI BÊN TRONG BẠN
Bạn không thể nhìn thấy tất cả mọi thứ mà bạn mong muốn, bạn chỉ nhìn thấy cuộc đời, mọi thứ trong phạm vi năng lực của mình. Khi ta nhận thức một vấn đề nó phản ánh nhận thức riêng của bản thân. Nhận thức thay đổi thì cách nhìn nhận vấn đề cũng thay đổi. Vì vậy càng nhiều góc nhìn ta càng tiến đến sự thật. Nhận thức là sự phản chiếu năng lực, tiềm thức của bạn.
13. NĂNG LƯỢNG CHẢY ĐẾN NƠI CÓ SỰ TẬP TRUNG
Ví dụ: Khi ta bị thương ở vai ta sẽ tập trung vào chỗ đau đó khiến nó càng đau thêm. Khi tập trung chữa lành vết thương đó thì vết thương đó sẽ nhanh chóng khỏi. Tương tự khi ta tập trung làm một việc gì đó, ta dồn năng lượng để thực hiện nó thì ta sẽ thực hiện được công việc đó rất nhanh và nhìn thấy cơ hội ở tất cả mọi nơi xung quanh ta. Từ đó cho ta thấy sự tập trung ở đâu thì năng lượng sẽ chảy đến đó.
14. KIỂM TRA SỰ TƯƠNG QUAN MÔI TRƯỜNG
Bất kì điều gì chúng ta làm đều có ảnh hưởng đến một hoặc tất cả các việc khác. Do đó chúng ta cần lưu tâm để ý đến môi trường xung quanh trước khi làm một việc gì đó. Mọi hành động mà ta quyết định làm hay không làm cũng đều tạo ra một kết quả nào đó. Nếu chúng ta không tạo ra sự ảnh hưởng đến xung quanh, thì chúng ta sẽ chịu tác động xâm lấn từ ảnh hưởng của môi trường. Vì vậy muốn tạo ra môi trường xung quanh tốt thì ta phải chủ động giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh thì ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
15. MUỐN HIỂU PHẢI HÀNH ĐỘNG
Con người không thể chuyển hết hóa thông tin mà họ trải nghiệm thành ngôn ngữ trao đổi thông tin. Lý thuyết chỉ là ngôn từ của một ai đó để truyền tải thông tin theo cách của họ. Chỉ có tự mình hành động thì bạn mới có thể thấu hiểu sự vật, hiện tượng mà mình muốn hiểu và biến nó thành trải nghiệm riêng của chính mình “SỨC MẠNH NẰM Ở HÀNH ĐỘNG”.